Vai trò của oda

  -  
Thứ bảy, 18 Tháng 11 2017 04:06

Vai trò của ODA đối với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của các nước tiếp nhận


*

ODA có vai trò trong việc hỗ trợ ngân sách nhà nước của các nước tiếp nhận trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinhtế. Khi nói về kết cấu hạ tầng kinh tế của những nước tiếp nhận ODA (phần lớn là các nước đang và chậm phát triển), người ta thường gắn nó với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế lạc hậu, xuống cấp... trong khi ngân sách quốc gia ở những đất nước này thường ở trong tình trạng thâm hụt hoặc không đủ đáp ứng các nhu cầu đầu tư pháttriển. Vì vậy ODA được sử dụng như một nguồnvốnhỗ trợ ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.

Bạn đang xem: Vai trò của oda

Bên cạnh đó, ODA phù hợp với đầu vào kết cấu hạ tầng kinh tế vì ở lĩnh vực này khả năng thu hồivốnchậm, mức sinh lời thấp, thậm chí không có lợi nhuận nên không hấp dẫn đầu tư của tư nhân.

Hầu như ở những nước và lãnh thổ có sử dụng ODA thì việc lựa chọn ODA để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế được coi là mộthướngđầu tư ưu tiên. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, từ năm 1971 đến 1974, tạiPhilíppincó tới 60% tổng số vốn ODA được chi cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Ở Thái Lan,Singapore,Inđônêxianhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu mang tầm cỡ quốc gia đã được xây dựng bằng nguồn ODA. Đài Loan, Hàn Quốc trước đây cũng dựa vào nguồn ODA để hiện đạihóahệ thốngkếtcấu hạ tầng kinh tế.

Ở Việt Nam, hầu hết các công trình hạ tầng kinh tế lớn đều sử dụng nguồn vốn ODA, như các dự án đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống quốc lộ, như quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10, đường xuyên Á hay các nhà máy điện lớn và các công trình thủy lợi…

Ngoài ra, nguồn vốn ODA cho phép phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ và hiệu quả.

Sử dụng ODA đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinhtế phù hợpvớihướng ưu tiên cung cấp vốn của các nhà tài trợ. Đó là một thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn này phục vụ chiến lược đầu tư phát triển của các quốc gia tiếp nhận ODA.

Với khối lượng vốn lớn, thời hạn vaydài vàlãi suất thấp, đồng thời, lại được cung cấp từ nhiều nhà tài trợ khác nhau, với những định hướng tài trợ khác nhau, ODA là nguồnvốncho phép tiến hành đồng thời nhiều dự án trên nhiều địa bàn và ở nhiều ngành khác nhau, nhờ đó có thể phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế. Ngoài ra, nếu một công trình hạ tầng nào đòi hỏi lượng vốn quá lớn, có thể nhiều nhà tài trợ đồng tham gia. Những vấn đề trên có thể được giải quyết bởi nguồn vốn ODA nếu nước tiếp nhận biết vận động và sử dụng hợp lý nguồn lực này.

Khi hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được phát triển một cách đồng bộ, nó sẽ tạo được năng suất tổng hợp phục vụ hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự phát triển chung của xã hội và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vì vậy kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ không chỉ tăng hiệu quả phục vụ của chính nó mà còn có tác dụng tích cực đối vớiphát triển chung của toàn xã hội.

Mặt khác, nguồn vốn ODA tạo điều kiện hiện đạihoákết cấu hạ tầng kinh tế. Trong kết cấu hạ tầng kinh tế có những chuyên ngànhnếu có điều kiện về vốn chúng ta có thể phát triển theo hướng hiện đại theo phương châm“đi tắt, đón đầu”, đạt trình độ phát triển của khu vực, thế giới. Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, ODAchính là“giải pháp” để giải quyết vấn đề.

ODA thường đi kèm theo việc chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và đào tạo nhân lực cho các nước tiếp nhận... Chẳng hạn, hợp tác kỹ thuật là một bộ phận lớn trong viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản - nó bao gồm nhiều loại hình khác nhau và gắn với các dự án khác nhau, như các dự án về huấn luyện đào tạo chuyên môn; các chương trình về cử tuyển chuyên gia; các dự án về cung cấpthiếtbị và vật liệu v.v...

Rõ rệt nhất là thông qua việc thu hút và sử dụng nguồn ODA đã tạo điều kiện cho cácnướctiếp nhận nguồn vốn này tiếp cận và sử dụng những phần mềm và công nghệ tiên tiến trên thế giới để cải thiện kết cấu hạ tầng của ngành bưu chính viễn thông và ngành hàng không, tạo ra bước tiến vượt bậc trong các ngành này.

Thêm vào đó, ODA đầu tư cho kết cấu hạ tầng góp phần làm cho khu vực công thành khu vực hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ở mỗi quốc gia, dịch vụ công nói riêng hay hoạt động của khu vực công nói chung có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Khu vực công hoạt động hiệu quả là điều kiện quan trọng để đất nước tăng trưởng và phát triển. Những nước tiếp nhận sử dụng ODA có hiệu quả vào việc phát triển khu vực công sẽ tăng cường năng lực quản lý của nhà nước và tạo ra một môi trường phát triển lý tưởng cho toàn xã hội.

Trong thực tế, những quốc gia có khu vực nhànướccung cấp các dịch vụ công (thể chế và các dịch vụ kết cấu hạ tầng) hiệu quả và chất lượng cao cũng là những ứng viên hàng đầu để nhận được khoản tài trợ tài chính lớn và đồng thời cũng là quốc gia có nhiều cơ hội tăng thu hút đầu tư tư nhân. Hiện có khoảng 40% dự án của Ngân hàng Thế giới tác động đáng kể tới việc phát triển thể chế nhờ đó làm thay đổi cách hoạt động của khu vực công. Cũng vì vậy mà hầu hết các nguồn viện trợ được dành cho các dự án kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế và quản lý.

Nhìn chung, việc sử dụng nguồn ODA cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế là thiết thực và mang lại hiệu quả lâu dài trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn vay nên phải lo trả nợ cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn. Do đó, sử dụng hiệu quả mỗi đồng vốn ODA là nguyên tắc hàng đầu trong công tác quản lý nguồn vốn này của các cơ quan có liên quan.

Thông thường về mặt kinh tế - kỹ thuật, việc đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng tương tự như đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, vì thế người ta hay sử dụng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá cơ bản sau :

-Hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua việc so sánh với hệ số hiệu quả quốc gia. Nếu mức hiệu quả thu được của dự án cao hơn chỉ số hiệu quả quốc gia thì dự án được xem là đạt hiệu quả cần thiết.

- Giá trị gia tăng (NNVA) và các hiệu quả gián tiếp như: tác động việc làm, tác động điều tiết phân phối thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống...

-Phân tích hiệu quả tài chính trong thời gian dài hạn, đặc biệt là các dự án điện lực, kết cấu hạ tầng...

-Ngoài ra, tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA còntùythuộc đặc điểm của từng dự án, từng lĩnh vực cụ thể.

Xem thêm: Sứ Mệnh Của Doanh Nghiệp Là Gì, Sứ Mệnh Là Gì

Tuy nhiên, ở tầm quốc gia, việc đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế có thể được xem xét ở hai cấp độ: cấp vi mô và cấp vĩ mô; (i) cấp vi mô hay dự án, được xem xét trên giác độ hoàn thành công việc trên từng khâu hay từng công đoạn của dự án, nó chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh tế - xã hội thực sự của nguồn vốn; (ii)cấp vĩ mô, được xem xét trên giác độ ảnh hưởng của các chương trình, dự án tới sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và mức giảm nghèo, xem xét những gì đã xảy ra trong thời gian hoạt động của dự án, so sánh trước và sau khi có dự án.

Do đặc thù của lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế, của nguồn vốn ODA nên để đánh giá được hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, lựa chọn tiếp cận ởcấp độ vĩ mô là duy nhất phù hợp. Điều này một mặt đảm bảo bao quát các đặc trưng cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế (phạm vi ảnh hưởng rộng, là một hệ thống đồng bộ, hiệu quả đầu tư mang tính tổng hợp), mặt khác phù hợp với mục tiêu xác định hiệu quả của việc sử dụng ODA trong lĩnh vực này là hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp. Do vậy, có thể căn cứ vào một số tiêu chí cơ bản sau để đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế:

Thứ nhất, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế được lựa chọn sử dụng vốn ODA phù hợp với chiến lược phát triển ngành, vùng hay quốc gia và thiết thực với đối tượng thụ hưởng.

Sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế là một hướng ưu tiên của hầu hết các quốc gia, song không phải mọi nguồnvốnODA được cung cấp đều đảm bảo sử dụng hợp lý cho lĩnh vực này. Trên thực tế, không ít các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế không phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, vùng hay quốc gia, do nó được “sinh ra” trên cơ sở ý tưởng chủ quan, cảm tính, chưa thực sự cần thiết hoặc tạo nên những mất cân đối trong phát triển chỉnh thể hoặc hiệu quả thực tế thấp...

Thứ hai, tỷ lệvốnODA đầu tư phát triển kết cấu hạtầng kinh tế phải đem lại một tỷ lệ tăng trưởng tương ứng.

Như chúng ta đã biết, đối với mọi quốc gia, mức tăng 1% tổng sản phẩm trong nước thường ứng với mức tăng 1% tư bản của kết cấu hạ tầng. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, cần xem xét tương quan giữa tỷ lệ vốn ODA được đầu tư vào kết cấu hạ tầng với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, với giả định là quốc gia sử dụng ODA có cơ chế quản lý tốt, thì khivốnODA tăng thêm một lượng khoảng 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng nhích lên được 0,5%tùy theoquy mô ODA và lượng ODA tương ứng của từngnước.

Thứ ba, ODA đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phải thúc đẩy gia tăng FDI và các nguồn đầu tư khác ở một mức độ nhất định.

Thực tế cho thấy, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế là một loại hình đầu tư có tiềm năng thu hút các loại nguồn vốn đa dạng, cả vốn trongnướcvàvốnnước ngoài nhất là FDI. Kết cấu hạ tầng kinh tế của một quốc gia là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâmkhi quyết định thực hiện đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế càng hiện đại thì khả năng hấp dẫn FDI càng lớn.

Sử dụng ODA đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, một mặt chính phủ có thể dành nguồn vốn tiết kiệm trong nước để đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân trên thị trường. Mặt khác, khi ODA sử dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế sẽ làm cho chi phí đầu tư sản xuất giảm xuống, tạo ra thêm lợi nhuận vì thế khuyến khích đầu tư tư nhân nói chung, FDI nói riêng.

Trên cơ sở giả địnhnướctiếp nhận ODA có cơ chế quản lý tốt, theo Ngân hàng Thế giới nguồn vốn ODA sử dụng ở nước này không những thay thế một phần cho đầu tư của chính phủ mà còn là nam châm hút đầu tư tư nhân.

Thứ tư, hiệu quả sử dụng ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phải được xem xét trong tương quan với việcxoáđói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộcsốngvà nâng cao dân trí.

Dướigiác độ vi mô, ODA sử dụng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đẩy nhanh tiến trình thực hiệnxoáđói, giảm nghèo thông qua việc gia tăng các nguồn vốn đầu tư, tăng hiệu quả vốn đầu tư, cải thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh và tạo nhiều cơ hội việc làm... vì thế tác động tới cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện nâng cao dân trí.

ODA đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế có tác động, tích cực đốivới tăng trưởng kinh tế, thu nhập thực tếcủa người dân tăng lên, góp phầnxoáđói, giảm nghèo. Qua nghiên cứu 45 quốc gia, WB đã đưa ra kết luận: khi cơ chế quản lý tốt, vốn ODA tăng lên 1% làm cho tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm 0,9%; thu nhập đầu người tăng với mức 4% thì mức nghèo khổ giảm 5%; bình quân ở các nước đang phát triển, thu nhập đầu người tăng thêm 1% dẫn đến tỷ lệ nghèo khổ giảm xuống 2% hay nói cách khác, ở các quốc gia có cơ chế quản lý tốt, viện trợ tăng thêm 1% GDP thực tế tạo thêm 0,5% tăng trưởng và do vậy dẫn tới giảm tỷ lệ nghèo khổ xuống 1% .

Thứ năm, sử dụng ODA đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế phải có tác động tích cực với gia tăng xuất khẩu, giảm chi phí dịch vụ kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh...

Công trình nghiên cứu của WB có tiêu đề “Điều tra tác động của kết cấu hạ tầng ở Việt Nam lên các nhà xuất khẩu” đã khẳng định, khoảng 72% trong những khác biệt về xuất khẩu trên đầu người có thể được giải thích bằng sự khác biệt về trình độ kết cấu hạ tầng. Bởi lẽ, nếu không có đủ điện, đường, viễn thông trong toàn quốc, thì giá cả các dịch vụ này sẽ cao dẫn đến làm tăng chi phí xuất khẩu, làm cho khả năng tham gia thương mại quốc tế bị hạn chế. Nếu có thêm kết cấu hạ tầng kinh tế thì sẽ cho phép tận dụng đầy-đủ hơn những lợi thế tương đối, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh.

Thứ sáu, sử dụng ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế không những làm cho vực này trở nên hiệu quả mà còn góp phần cải thiện hoạt động cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA nói chung.

ODA đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế là một bộ phận lớn trong tổng lượng ODA được cung cấp chứ không phải toàn bộ. Do đó, nguồn vốn này được sử dụng đảm bảo các chỉ tiêu về thời gian thực hiện, tiến độ, chất lượng công việc và mức độ giải ngân, sẽ góp phần thực hiện đúng các cam kết chung trong việc tiếp nhận nguồn vốn ODA.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Brute Force, Brute Force Attack Và Cách Phòng Chống

Sử dụng ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế là một mảng công tác lớn trong hoạt động quản lý nguồn vốn ODA nói chung. Mặt khác, lĩnh vực này, với những phức tạp về các thông số kinh tế - kỹ thuật nên có nhiều yêu cầu phức tạp hơn các lĩnh vực khác như đòi hỏi phải được tổ chức theo quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản với các yêu cầu về đấu thầu, về giải ngân, về giám sát kỹ thuật và kinh tế... Đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều khả năng thất thoát vốn. Bởi vậy, sử dụng hiệu quả ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế còn góp phần hoàn thiện quy trình quản lý các nguồn vốn nói chung và quản lý nguồn vốn ODA nói riêng, cũng như nâng cao trình độ quản lý lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế quan tới hoạt động thu hút, nhưng đồng thời cũng có những yếu tố lại ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn lực này. Như vậy, sự hiểu biết đầy đủ về những nhân tố này là trọng tâm của hầu hết mọi cuộc cải cách hiệu quả viện trợ nhằm hỗ trợ cho các chương trình viện trợ có tác dụng lớn hơn.