CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ

  -  

Trong đầu tư chứng khoán, khi phân tích cổ phiếu chúng ta có rất nhiều chỉ số quan trọng cần lưu ý. Trong đó tôi muốn nhắc đến đó là Chỉ số P/E ( PE ).

Bạn đang xem: Chỉ số p/e là gì

Chỉ Số P/E là gì ? Nó có công dụng như thế nào trong quá trình đầu tư của bạn ? Chỉ số P/E là chỉ số tài chính, chứng khoán cơ bản. Thực tế, có thể bạn vẫn đang sử dụng chỉ số này để quyết định đầu tư, nhưng nếu vẫn chưa thực hiểu rõ nó, bạn chắc chắn sẽ hứng thú với bài viết dưới đây.

Chỉ số P/E là một trong những khái niệm, thông tin quan trọng trong tài chính. Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán thì trước tiên phải hiểu rõ về chỉ số này.

Cách tính P/E như thế nào? Dùng P/E ra sao cho hợp lý, cao, trung bình, thấp cái nào tốt? Hôm nay, tôi xin chia sẻ cho bạn chi tiết từ A – Z về chỉ số này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại ngay bên dưới dòng comment để cùng thảo luận, đưa ra câu trả lời tốt nhất.

Chỉ số P/E chỉ áp dụng tương đối chuẩn xác cho doanh nghiệp cơ bản có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tương đối bền vững và ổn định, đã được niêm yết trên sàn Chứng khoán với thời gian tương đối dài và đặc biệt tránh xa hàng Penny…


CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ ?


*

Chỉ số P/E là viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio (tiếng Anh) là một tỷ số tài chính cơ bản và quan trọng.

Ngoài tên gọi này, chúng ta thường bắt gặp chỉ số P/E dưới hình thức khác như tỷ số P/E, hệ số P/E, chỉ số PE, …

Chỉ số này dùng để đo lường, đánh giá mối liên hệ giữa giá mua bán hiện tại trên thị trường của một cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phần (EPS).

Cách Tính Chỉ Số P/E

Để tính tỷ số P/E của một doanh nghiệp thì chúng ta cần xác định 2 yếu tố cơ bản sau:• Price: Giá thị trường của một cổ phiếu.• EPS: Thu nhập hay lợi nhuận ròng của một cổ phần đang lưu hành ở hiện tại.

Chỉ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường của một cổ phiếu chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần.


*

Nhưng lưu ý rằng những thông số ở đây đều phải được lấy ở một kỳ, một thời điểm nhất định.

P/E được tính toán dựa trên số liệu của 4 quí liên tiếp. Nói đơn giản là Nếu năm đó lợi nhuận không thay đổi thì P/E = Số năm hoà vốn.

Chúng tay phải phân biết rõ ràng có 2 loại P/E:• Trailing P/E : Lấy từ thu nhập của 4 quí trước đó.• Forward P/E : Dự báo thu nhập 4 quí tiếp theo (còn gọi là P/E dự phòng ) được tính dựa trên tổng lợi nhuận sau thuế ước lượng tại 1 thời điểm trong tương lai.

Công thức tính P/E

*

Tỷ số P/E = Giá thị trường của một cổ phiếu (Price)/ Thu nhập bình quân trên một cổ phần (EPS).

Trong đó, EPS được tính = Tổng thu nhập trong kỳ/ Tổng số cổ phần.

Nên có thể tính P/E theo một cách khác, một công thức khác nữa là:


*

Để giúp bạn hiểu hơn về cách tính, tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể và giải thích rõ ràng từng bước:

Ví dụ về cách tính hệ số P/E:

Tính chỉ số P/E của Công Ty Cổ Phần Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh (Mã:TCT ) vào năm 2017 với các thông tin, chỉ số được trình bày chi tiết ở hình sau:

*

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2017 của TCT.

Bước 1: Tìm các chỉ số cấu thành nên chỉ số P/E

Ở đây, cụ thể là chúng ta tìm giá thị trường của một cổ phiếu và EPS. Hầu như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi được công bố ra ngoài thì đều có chỉ số EPS đính kèm. Tại TCT vào năm 2017 thì EPS = 5.644 đồng.

Có thể trong nhiều trường hợp bạn không tìm thấy được EPS của doanh nghiệp vì nhiều doanh nghiệp họ không đưa dữ liệu này vào báo cáo của họ vì điều này không bắt buộc ) bạn vẫn hoàn toàn có thể tự mình tính toán bằng công thức tôi đã nêu phía trên

Tiếp theo, chúng ta lấy Price là mức giá đóng cửa tại phiên làm việc cuối cùng của năm 2017.


*

Dễ dàng lấy mức giá cổ phiếu tại các thông tin internet

Mức giá này có thể tìm thấy dễ dàng tại bảng giá chứng khoán.

Ở đây, Price của CTCP Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh = 64.000 đồng/cổ phiếu.

Bước 2: Tính toán chỉ số P/E

Sau khi có được các thông số quan trọng, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính hệ số P/E đã có ở trên, cụ thể:

Chỉ số P/E của TCT vào năm 2017 = Price/EPS = 64.000/5.644 = 11.3


*

PEG là 1 dạng biến thể của P/E, rất quan trọng, có tính vào đó yếu tố tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

PEG được tính bằng cách lấy P/E chia cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình G ước lượng được.

PEG lớn hơn 1 là đắt tương đối, PEG nhỏ hơn 1 là rẻ tương đối, bằng 1 là hợp lí tương đối.

Hằng số này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Đối với tôi thì thường lấy hằng số 0.7 làm mốc chuẩn, để có một sự cẩn trọng trong định giá.

Ví dụ: Doanh nghiệp ABC có P/E bằng 20, ta tính được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận G trong 5 năm trước đây là 25%, nên ta giả định năm nay sẽ tăng tiếp 25%.

Vậy PEG=20/25=0.8 CHỈ SỐ E/P

Là nghịch đảo của P/E. Ta sẽ ra được lãi suất trung bình khi giả sử doanh nghiệp làm ăn đều đặn tạo được 1 con số lợi nhuận như nhau qua các năm.

Tức giống với gửi ngân hàng. Với P/E bằng 8, ta có E/P bằng 1/8, tức 12,5%.

Tức là lãi suất ta nhận được mỗi năm là 12,5%, gấp đôi lãi ngân hàng. Khá gấp dẫn cho 1 số nhà đầu tư phòng vệ.

Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ P/E

Hệ số P/E được tính bằng công thức chính là Price/EPS, tức cho bạn biết mức giá mua bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại gấp thu nhập từ cổ phiếu bao nhiêu lần.

Đồng thời, chỉ số này còn xác định mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để trả cho mỗi cổ phiếu trên thị trường.

Hoặc đơn giản, có thể hiểu chỉ số P/E chính là số năm đầu tư hòa vốn (nếu lợi nhuận không đổi).

Ví dụ :CTCP Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG ) hiện có P/E bằng 7.32


Điều đó có nghĩa là ….

Nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 7.32 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ HPG.

Thường chỉ số P/E được tính toán dựa trên các dữ liệu trong một năm hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, thực ra, các chỉ số về lợi nhuận hầu như sẽ có tác động lên xuống thất thường do vậy khiến cho P/E cũng không cố định giữa các năm.

Vì vậy, các nhà đầu tư trước khi quyết định, họ sẽ xem xét hệ số P/E trong nhiều năm, so sánh với các công ty khác trong ngành và đánh giá trong cùng một nền kinh tế.

CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?

Theo nghiên cứu và tìm hiểu từ các quỹ đầu tư tại Việt Nam và trên thế giới thì P/E thường sẽ dao động từ 5 – 15.

Nếu chỉ số này cao hoặc thấp hơn mức này thì sao? Có tốt hay không?

Hãy nhìn lại công thức, ta thấy yếu tố quan trọng nhất của P/ là chữ E, tức thu nhập.

Thu nhập là cái nhà đầu tư mong muốn nhận được, là cốt lõi của P/E do vậy nếu:

Chỉ Số P/E Cao

Chỉ số P/E cao• Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá cao.• Triển vọng doanh nghiệp trong tương lai kinh doanh phát triển.• Lợi nhuận ít nhưng chỉ mang tính tạm thời.• Dianh nghiệp đang ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh ( cổ phiếu theo chu kỳ).Amazon có mức định giá cổ phiếu cao, vẫn chưa có dấu hiệu chững lại trong tương lai

Ví dụ tiêu biểu nhất cho chỉ số PE cao chính là công ty Amazon. Mức P/E hiện tại của sàn thương mại điện tử được thành lập bởi Jeff Bezos bằng 99.31.


Chỉ số này cho biết hiện công ty đang có triển vọng phát triển trong tương lai, cổ phiếu được định giá hấp dẫn.

Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. P/E cao có thể là do việc kinh doanh kém hiệu quả khiến EPS thấp, công ty đang ở đáy chu kỳ kinh doanh.

Chỉ Số P/E Thấp

Chỉ số PE thấp có thể do nhiều lý do khác nhau, cụ thể:• Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp• Doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính, kinh doanh…• Doanh nghiệp xuất hiện lợi nhuận đột biến ( bán tài sản…..)• Doanh nghiệp đang ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh ( cổ phiếu theo chu kỳ).

Cổ phiếu đang bị định giá thấp.

Công ty, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động có hiệu quả hơn.

Do đó, chỉ số EPS (lợi nhuận) tăng lên, điều này khiến cho P/E bị giảm xuống.

Đây là thời điểm thích hợp để bạn đầu tư, mua cổ phiếu bởi chúng đang bị định giá thấp.

Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến.

Lợi nhuận đột biến có thể đến từ việc thanh lý tài sản, bán công ty con, ..

Nhưng nguồn thu bất thường này không bền vững, không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và hầu như không lặp lại trong tương lai.

Công ty đang gặp vấn đề, không có khả năng phát triển.

Nếu nhận thấy công ty không còn phát triển được nữa thì các cổ đông, người đầu tư bắt đầu bán chốt lời.

Điều này khiến cho giá cổ phiếu bắt đầu giảm sút, dẫn tới hệ số P/E giảm đột ngột.

Kết luận:

Có thể nói chỉ số P/E cao hay thấp chưa nói lên được vấn đề. Những công ty có tiềm năng tăng trưởng lớn, nhanh thì sẽ có P/E cao.

Nên nhớ rằng không phải P/E cao thì công ty đó là tốt, điều đó cũng có thể biểu hiện việc công ty vượt quá giá trị thực.

P/E thấp thường có thể là do sự kì vọng bi quan của nhà đầu tư vào tương lai doanh nghiệp, hoặc cũng có thể doanh nghiệp đó đang rẻ hơn so vs giá trị thực.

Để áp dụng đúng P/E, chúng ta cần sự linh hoạt, tầm nhìn rộng hơn.

Các phương pháp ước lượng chuẩn xác và khách quan hơn. Không thể áp dụng máy móc P/E vì nó không hề hoàn hảo.

Chỉ số P/E cao hay thấp vẫn chưa thể đánh giá nhiều về tình trạng của công ty, tiềm năng phát triển và nhu cầu của thị trường chung được.

VẬY CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC GỌI LÀ TỐT ?

Thật khó để trả lời câu này.

Ngay cả khi tôi, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán cũng không thể nào đưa ra cho bạn một đáp án cụ thể được.

Chỉ số P/E thực ra không có nhiều ý nghĩa khi đứng một mình.

Để đánh giá tốt nhất một công ty, doanh nghiệp hãy so sánh, xem xét với P/E toàn ngành, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong năm qua và những năm gần đây.

VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ P/E

Dưới đây là một số minh họa, giúp bạn hiểu hơn về chỉ số PE, đánh giá doanh nghiệp trước khi đầu tư:

Chỉ số P/E của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (VNM)


Hệ số P/E trong những năm qua của VNM luôn duy trì ở mức rất cao, thậm chí còn cao hơn trung bình P/E của cả thị trường. Giá cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam luôn tăng ổn định, thực tế đã chứng minh rằng, mua cổ phiếu của công ty chính là một lựa chọn đúng đắn.


P/E tăng, giá cổ phiếu của VNM cũng tăng đều theo hằng năm.

Như vậy, qua chỉ số P/E, chúng ta có thể biết rằng:• Công ty CP Sữa Việt Nam đang có triển vọng phát triển trong tương lai.• Đầu tư cho cổ phiếu công ty này vẫn khiến bạn kiếm được lợi nhuận lớn.

Chỉ Số P/E của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng FLC Faros (ROS)


Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) có chỉ số PE hiện tại lên tới 94.57. Đây là mức P/E khủng, gấp hơn 3 lần so với VNM phía trên.

Tuy nhiên, đừng vội mừng, điều này có nghĩa, bạn phải chờ tới gần 100 năm (1 thế kỷ) mới có thể thu hồi được số vốn đã bỏ ra.


P/E cao nhưng ROS lại không có được triển vọng phát triển trong tương lai. Thực ra, do lợi nhuận (EPS) của doanh nghiệp quá thấp, từ đó, đẩy chỉ số trở nên rất ảo.

Nắm giữ ROS lâu dài sẽ rất khó giúp bạn giàu lên mà còn biến “tiền trở thành giấy vụn”.

Chỉ Số P/E của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS)


Chỉ số P/E chịu nhiều sự biến động do ảnh hưởng của nhu cầu thị trường.CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) có hệ số P/E là 10,9. Tuy nhiên, đồ thị giá cổ phiếu lại đang biến động, tăng giảm không cố định.


Hiện nay, trên thị trường 2 ngành kinh doanh chính của QNS như mảng Sữa Đậu nành và mảng Đường thì chưa có dấu hiệu của khả năng tăng trưởng.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CHỈ SỐ P/E

Từ những thông tin, ví dụ trên đây, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây về hệ số P/E:

• Bạn không thể đánh giá chỉ số PE cao hay thấp là tốt, Chúng ta cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác bên ngoài.• Không nên chỉ coi trọng chỉ số P/E để quyết định đầu tư mua bán cổ phiếu.• EPS có thể âm, lúc này P/E không có ý nghĩa về kinh tế, bạn phải sử dụng các công cụ tính toán khác để đánh giá.• Lợi nhuận các công ty doanh nghiệp thường biến động không ngừng, do vậy hãy đánh giá để chắc chắn hơn, hãy đánh giá số liệu P/E trong khoảng thời gian dài từ 3 – 5 năm.

Xem thêm: Cổ Phiếu Thưởng Là Gì - Ý Nghĩa Của Phát Hành Cổ Phiếu Thưởng

CÁC CHÚ Ý ĐỐI VỚI P/E

P/E chỉ mang tính thời điểm tương đối chuẩn xác, bạn cần phải có góc nhìn bao quát hơn trong tương lai, tập trung vào tiềm năng lợi nhuận để đưa ra quyết định chính xác.

Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chỉ số P/E không có ý nghĩa. Chúng ta phải tránh các công ty làm ăn thua lỗ không tạo ra lợi nhuận đều đặn.

P/E chỉ mang tính chất tương đối không có gì gọi là tuyệt đối cả, chủ yếu là do ước lượng nhìn nhận của bạn và đều đó ở mỗi người khác nhau.

Theo tôi nên định giá theo P/E một cách cẩn trọng để gia tăng tối đa biên an toàn trong đầu tư.

Yếu tố lợi nhuận rất dễ bóp méo thông qua các bút toán kế toán phức tạp mà các nhà đầu tư khó phân biệt được, vậy nên cần kết hợp với các chỉ số khác như P/B, ROA, ROE, ROS,…

Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu, hệ số nợ, hệ số tồn kho….

P chạy theo E chứ ít có chiều ngược lại. Hãy tỉnh táo và cẩn trọng khi quyết định đầu tư để đạt hiệu quả nhất.

Không chạy theo giá trị hiện tại của cổ phiếu vì cổ phiếu tốt đến đâu đi chăng nữa thì đều có một giá trị thật và hợp lí.

CÁCH ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU ĐANG ĐẮT HAY RẺ.

Để đánh giá cổ phiếu có đang bị định giá cao hay thấp không chúng ta có những cách sau đây:

So Sánh Với P/E Trung Bình Nghành

Chúng ta có thể đánh giá chỉ số P/E của cổ phiếu đó bằng cách so sánh với mức chỉ số P/E trung bình nghành.

Các công ty trong cùng 1 nghành thường có kết cấu tương đối giống nhau về doanh thu và kì vọng lợi nhuận. Vì thế có thể mức P/E sẽ tương đối giống nhau.

Nhưng lưu ý rằng tuy là trong cùng 1 nghành nhưng cũng có thể chia ra các phân khúc đầu nghành trung bình nghành và cuối nghành.

Cần so sánh P/E của cổ phiếu cần phân tích với P/E trung bình của các công ty cùng phân khúc.

Ví dụ :Chỉ số P/E của SSI và HCM tương đối giống nhau có P/E từ 8-10. Đều là các công ty đầu nghành chứng khoán.

Chúng ta có thể so sánh P/E cổ phiếu SHS và VND đây cũng là 2 công ty khá tốt có thể xếp vào công ty đầu nghành có P/E từ 5 -7 so với P/E ở mức 10 của HCM, ta dễ dàng thấy rằng P/E của SHS và VND đang khá rẻ so với tiềm năng của 2 cổ phiếu này.

Nếu cận thận, ta có thể đánh giá lại P/E của SHS và VND theo mức P/E khoảng 10–12.Lấy EPS hiện tại của cổ phiếu và nhân với P/E 10–12 thì sẽ ra được vùng giá hợp lí theo ý kiến của tôi.

Tính Theo PEG

Chúng ta có thể sử dụng theo công thức tính PEG( Đã nên ở phần trên).

Nói đơn giản lại là lấy P/E chia cho tỉ lệ tăng trưởng trung bình ước lượng được. Ta có thể xem xét 1 cách đơn giản như sau:

Tính tỉ lệ tăng trưởng trung bình G của doanh nghiệp khoảng vài năm hoặc vài quý gần nhất, xong đó ta có thể so sánh với giá trị P/E. Thường ta có thể dùng công thức sau.

P/E = G, thì công ty đang ở mức giá bình thường.

P/E G là đắt tương đối.

Tính Theo E/P

Cách này chúng ta chỉ áp dụng cho những công ty có lợi nhuận sàn sàn tương đối giống nhau cho các năm gần đây, tăng trưởng không rõ rệt.

Như vậy là các công ty này sẽ không tính theo PEG được.

Những công ty đi vào thời gian sau tăng trưởng, lúc này có thể nói công ty đã chiếm lĩnh gần hết thị phần và khó mở rộng được hơn nữa.

Chúng ta sẽ tính tỉ lệ E/P trung bình các năm sau đó mang ra so sánh với lãi suất kì vọng của mình.

Bạn có thể ước tính gấp 2 lần ngân hàng.

Từ đây chúng ta đưa ra nhận định về giá trị của cổ phiếu là cao hay thấp.

Mức lãi suất kì vọng của mỗi nhà đầu tư khác nhau, tuy nhiên tôi nghĩ đã đầu tư vào thị trường rủi ro như chứng khoán, ta nên kì vọng 1 mức lãi suất ít nhất cỡ 12,5%, như vậy tương ứng với mức P/E bằng 8 đối với dạng công ty kiểu này.

Khi đầu tư dạng công ty này, không nên mua công ty có P/E trên 8 để đảm bảo sự an toàn và hấp dẫn.

DỰ ĐOÁN GIÁ TƯƠNG LAI CỦA CỔ PHIẾU TRONG TƯƠNG LAI

Có thể nói đây là phần khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư vì tương lai mới là đều mà chúng ta muốn biết và có giá trị nhất.

Để định giá tương lai của 1 cổ phiếu, ta phải tính như sau:• Foward P/E (FPE) tức là bạn phải tính được P/E ước lượng tại thời điểm X.• Mức EPS kì vọng tại thời điểm X đó.

*

P(X)= EPS(X) * FPE

Lưu ý : phần này khá là khó , bởi vì hằng số của chúng ta chỉ mang tính ước lượng tương lai ( sự thật có thể thay đổi ) Nhất là FPE là con số mang tính chủ quan lớn của người định giá.

I .Tính EPS Tương Lai EPS (X)

Chúng ta sẽ phải dự đoán lợi nhuận tương đối của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ ước lượng theo vùng giá trị.

Ta có thể dự đoán mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong tương lai dựa trên dữ liệu hiện tai đang có của doanh nghiệp.

Nếu bạn dự đoán lợi nhuận quý sắp tới để xác định giá trị và đầu tư ngắn hạn, tôi nghĩ là bạn nên xem lợi nhuận 4 quý gần nhất vừa rồi, nếu không chênh lệch nhiều bạn có thể dùng giá trị trung bình của 4 quý này và để an toàn bạn có thể lấy mức lợi nhuận thấp nhất trong 4 quý gần nhất.

Trường hợp mức lợi nhuận có sự buến động nhiều, bạn có thể lấy mức lợi nhuân quý cùng kì năm ngoái nhân với tỷ lệ tăng trưởng ước lượng để ra mức lợi nhuận quý muốn dự đoán.

Sau đó bạn sẽ dùng kết quả này cộng với 3 quý gần nhất để ra EPS trong quý sắp tới.

Ví Dụ: Cổ phiếu Công Ty Cổ Phẩn Thế Giới Di Động (Mã: MWG), 3 quý đầu năm 2017 lãi sàn sàn nhau khoảng 550 tỷ đồng. Với tiềm năng này, tôi có thể dự đoán quý 4/2017 bằng cách cẩn trọng sẽ lãi thêm 550 tỷ đồng.

Có thể thấy tổng mức lãi 2017 sẽ tầm 22000 tỷ, chúng ta sẽ chia cho 315triệu cổ phiếu thế là ta được EPS ước lượng của báo cáo tài chính quý 4 của MWG sẽ vào khoảng 7000 ( chỉ cần lấy số tương đối )

II. Tính P/E Tương Lai — FPE

Đây là phần khó nhất và chủ quan nhất. Nên thà cẩn trọng thừa còn hơn sai sót ảnh hưởng trong quá trình đầu tư.

Tôi khuyên mọi người nên cẩn thận 1 cách hết mức.

Định giá thấp hơn giá trị hợp lí 1 chút mà bỏ mất cơ hội thì không sao, chứ định giá cao hơn giá trị hợp lí mà ôm nhầm vào rồi tự tin quá đáng thì đúng là tai họa.

Cách 1:

Giả sử cho P/E bằng với mức trung bình của các các doanh nghiệp trong cùng nghành.

Nếu có sự cách biệt quá lớn khó xác định, để cẩn thận ta nên lấy giá trị thấp hơn giá trị trung bình.

Bạn có thể lấy dữ liệu trung bình toàn nghành ở các trang báo tổng hợp doanh nghiệp.

Nhưng lưu ý trong các nghành bao giờ cũng sẽ có những doanh nghiệp có P/E ” làm ảo” sẽ ảnh hưởng đến P/E trung bình nghành chung không chuẩn xác.

Vì thế cách này chúng ta chỉ tham khảo và không phụ thuộc tất cả vào.

Bên trên tôi có đưa ra ví dụ về ROS có mức chỉ số P/E khá lớn sẽ ảnh hưởng đến trung bình P/E chung của nghành.

Ví dụ hiện tại P/E nhóm nghành Bất Động Sản là 17, trong khi đó công ty của chúng ta đang muốn đầu tư lại chỉ có giá trị ở mức 10, ta nên cẩn trọng dự phóng P/E ở mức khoảng 13 để có 1 sự cẩn trọng.

Cách 2:Sử dụng P/E theo nhóm cận trên hoặc cận dưới.

Ví dụ 1 cổ phiếu đang tăng trưởng cực tốt, và bạn có thể dự đoán nó sẽ đi từ phân khúc tầm thấp sang phân khúc tầm trung trong nghành.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chỉ số P/E ngang bằng với phân khúc doanh nghiệp tầm trung để định giá cổ phiếu này trong tương lai.

Cách 3:Cách này sử dụng dành cho những ai có kinh nghiệm về P/E và phải thật am hiểu nghành cũng như là doanh nghiệp mà bạn đang phân tích đánh giá.

Nếu phân tích ra tương đối chính xác thì có thể nói đây là doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai đấy.

Và bạn cần phải luyện tập rất nhiều để có kinh nghiệp nhìn nhận P/E doanh nghiệp.

Cách 4:

Bạn có thể cẩn trọng bằng cách sử dụng P/E tính theo PEG. Ta sẽ lấy P/E dự tính bằng 0.7 lần mức tăng trưởng trung bình mà ta tin là còn có thể tiếp diễn trong thời gian tới.

FPE = 0.7 * G

Ví Dụ: Cổ phiếu MWG, hiện là 1 cổ phiếu có nội tại doanh nghiệp rất tốt và tiềm năng tăng trưởng cực lớn. Tôi tin tốc độ 35% sẽ duy trì được trong vài năm tới, cho tới khi mảng bán lẻ di động đi vào bão hòa ổn định và các mảng mới như bán lẻ dược phẩm, đồ gia dụng, chuỗi bách hóa xanh…

Đi vào hoạt động và tăng dần tỉ trọng so với bán lẻ thiết bị di động.

Với doanh nghiệp như thế này, tơi thường đánh giá chỉ số P/E tương đối là 25.

Mức P/E này là có thể đánh giá dành cho những doanh nghiệp tốt nhất đang tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Việt Nam. Hiển nhiên đây chỉ là nhận xét của tôi mà thôi

Dựa trên PEG, Ta có FPE = 0.7*35%=24,5.

Gần bằng 25

Dựa theo đáp án trên tôi sẽ dự đoán chỉ số P/E dự phóng cho cả năm 2017 là 25.

So với các doanh nghiệp tốt như VNM, PNJ,… thì mức P/E này là tương đối ổn.

Vậy với EPS=7000đ, P/E foward =25. Giá trị hợp lí ước tính tại quý 1/2018 sẽ bằng 7 x 25= 175.000đ. Khuyến mại 5.000đ cho cẩn thận, còn 170.000đ.

CÁC CHÚ Ý QUAN TRỌNG VỀ ĐỊNH GIÁ

Không hề có cái gọi là giá trị thực, nó không phải là 1 con số chính xác. Mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn đánh giá và nhận biết khác nhau.

Lợi nhuận sau thuế ở đây phải được tính trên thu nhập bền vững qua các năm, loại bỏ những bất thường vì nó không có ý nghĩa trong dài hạn ,chỉ có ý nghĩa với ngắn hạn mà thôi.

Khi doanh nghiệp thường xuyên bán tài sản ra thu tiền, doanh nghiệp đó đang gặp vấn đề gì đó và ta nên đầu cơ theo một cách khác, ví dụ như ăn theo sóng, theo tin hay gì đó. Chứ không nên áp dụng đầu tư giá trị.

Chúng ta nên cố gắng định giá trước khi mua chứ không nên mua xong mới định giá để đảm bảo kết quả khách quan. Và lưu ý phải hết sức cẩn thận.

Nên đảm bảo biên an toàn 20-30% so với giá trị thấp nhất, tùy từng người chịu được rủi ro.

Và hết sức quan trọng P/E chỉ là 1 phương pháp định giá, không thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.

Bạn cần phải áp dụng cực kì linh hoạt, và phối hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số P/E, cách tính, ý nghĩa và các ví dụ minh họa đầy đủ, chi tiết.

Đây là một chỉ số định giá cơ bản mà các nhà đầu tư trên thế giới đều phải biết đến và sử dụng mỗi ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận và đưa ra câu trả lời đúng đắn nhất.

Lưu ý: Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo. Chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm với những chia sẻ này.

Xem thêm: Cách Kích Hoạt Bankplus Vietinbank, Hướng, Khuyến Mại Đặc Biệt Cho Bankplus Tại Vietinbank

Quà tặng đặc biệt cho bạn

Trọn bộ 24 quyển sách chứng khoán kinh điển nhất mọi thời đại.